TOP 19+ Công cụ SEO website miễn phí hàng đầu mà SEOer cần biết
I. SEO là gì?
SEO (Search Engine Optimization) là những công việc giúp nâng cao thứ hạng của từ khóa cho một website trên các công cụ tìm kiếm như Google, bing,… Từ đó tăng lưu lượng người dùng vào website.
Nhu cầu SEO cho website là rất lớn sau khi có thiết kế website, đặc biệt là thiết kế website bán hàng.
II. Công cụ SEO là gì?
Công cụ SEO là những công cụ giúp cho việc phân tích, lên kế hoạch SEO (có thể đối thủ hoặc chính website của chúng ta), hoặc giúp SEOer thực hiện công việc SEO một cách đơn giản hơn nhưng hiệu quả hơn.
III. Tại sao nên sử dụng công cụ SEO?
Sử dụng công cụ SEO giúp:
- Phân tích đo đạc tình trạng SEO một cách chính xác. Nếu ko sử dụng thì không thể định hướng và thực hiện được.
- Lên kế hoạch SEO
- Giảm thiểu công sức làm việc nhờ hỗ trợ của các tool làm SEO
- Sửa chữa, tối ưu, audit SEO một cách thuận lợi
IV. Các công cụ SEO
1. Google search console
Google search console là công cụ bắt buộc phải dùng đối với người làm SEO. Bởi đây là một trong những công cụ làm SEO quan trọng nhất, chính xác nhất được phát triển bởi google.
Google search console cung cấp rất nhiều tính năng. Tiêu biểu như:
- Nó phân tích lượng tìm kiếm vào website. Lưu ý là traffic trong Search Console là traffic của tìm kiếm. Analytic là traffic chung của website (gồm tìm kiếm, chạy quảng cáo, link trực tiếp…).
- Phân tích thứ hạng từ khóa cho website
- Tổng hợp backlink trỏ về
- Phân tích những lỗi liên quan tới SEO và trải nghiệm người dùng. Gửi vào email quản trị viên.
- Phân tích, tổng hợp đánh giá tốc độ website
Công cụ Google search console đang là công cụ mạnh mẽ, chính xác và hiệu quả nhất
2. Google Analytics
Google Analytics (GA) là công cụ rất phổ biển được phát triển bởi google. GA cung cấp kết quả phân tích website với độ chính xác cao và thậm chí có thể báo cáo thời gian thực. Traffic thông báo từ Google Analytics thường cao hơn Search Console bởi Google search console chỉ tính traffic qua tìm kiếm. Còn GA thì tính tổng thể.
- Có rất nhiều tiện ích tiêu biểu như:
- Theo dõi truy cập website hàng tháng, tuần, hàng ngày.
- Lượng truy cập tại thời điểm hiện tại, chính xác tới thời gian thực
- Nguồn truy cập (thiết bị, trình duyệt, quốc gia truy cập, )
- Nhân khẩu học ( tuổi, giới tính…)
- Thời gian truy cập
- Theo dõi hành vi người dùng
- Liên kết với các công cụ quan trọng khác của google như google Adwords, google tag manager
Google analytic là công cụ phân tích lượng truy cập website
3. Công cụ hỗ trợ làm Content seotobo
Hiện nay, AI của google liên tục nâng cấp thuật toán để tìm ra những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Một trong những thuật toán vẫn đang được phát triển của google thời gian gần đây là đánh giá “Chất lượng” của bài viết, của từ khóa dựa trên là “Outline – Dàn ý” và “LSI – Từ khóa liên quan ngữ cảnh”.
Một chủ đề có đầy đủ Outline nhất (thậm chí đánh giá cao hơn viết quá dài), từ khóa LSI nhất sẽ dễ được ưu tiên hơn.
Để có được dàn ý và từ khóa LSI, có thể sử dụng SEOTOBO.
Những tính năng nổi bật của SEOTOBO
Quét Outline (dàn ý) của đối thủ. Từ đây ta có cơ sở bổ sung cho dàn ý của website mình được đầy đủ và chất lượng nhất.
Tìm kiếm từ hóa LSI – từ khóa liên quan ngữ cảnh. Bổ sung LSI vào giúp bài viết của chúng ta chất lượng hơn.
Đóng Geotag, EXIF (nội dung, bình luận, tiêu đề) vào hình ảnh: Đưa thông tin như (Geotag, từ khóa, mô tả, tiêu đề) vào bức ảnh sẽ giúp google dễ dàng đọc hiểu nội dung bức ảnh
Allintitle: Công cụ trả lại kết quả: bao nhiêu đối thủ cùng làm từ khóa này. Từ đó đánh giá được mức cạnh tranh, độ khó của từ khóa mà lên kế hoạch SEO cho chính xác.
4. Google speed (https://pagespeed.web.dev/)
Theo xu thế đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, Google rất quan tâm tốc độ website. Và Google speed sẽ là công cụ rất quan trọng giúp chúng ta không chỉ phân tích website về mặt tốc độ mà còn là trải nghiệm người dùng. Từ đó có những cải tiến tốt nhất với website.
Đây là công cụ cần phải biết với quản trị viên và lập trình viên. Các tính năng chính:
- Đo lường tốc độ của website: Tốc độ website gồm tốc độ hạ tầng (server/VSP/hosting, đường truyền – ảnh hưởng ít tới google speed) và tốc độ kỹ thuật website (do kỹ thuật thiết kế website). Nếu website
- Phân tích nhiều trọng số trong website để chúng ta tối ưu hơn. Đặc biệt là trong số FCP và CLS ảnh hưởng lớn tới trải nghiệm
- Đưa ra những gợi ý, những giải pháp để tối ưu cho website.
Đây là công cụ liên tục thay đổi thuật toán, thay đổi, bổ sung thêm nhiều “Trọng số khó”. Do vậy cần sự ám sát của kỹ thuật website.
5. Google keyword planner
Trước khi phân tích một dự án làm SEO, hoặc lên kế hoạch cho dự án. Ta cần có được danh sách các từ khóa “liên quan”, độ cạnh tranh, lượng truy cập của chúng. Và Google keyword planner là một công cụ như vậy.
Google keyword planner cung cấp những tính năng tiêu biểu sau:
Báo cáo lượng tìm kiếm hàng tháng trên thị trường của từ khóa đó
Đưa ra những từ khóa gợi ý. Đây chính là list từ khóa chúng ta cần tìm để phân tích
Đánh giá mức độ cạnh tranh (Thông qua mức giá thầu)
Lưu ý: Google keyword planner là một tính năng trong công cụ Google Adword. Nếu tài khoản chưa chạy ads thì chỉ xem được khoảng tìm kiếm tương đối cho mỗi từ khóa. Nhưng tài khoản có phí chạy ads, chúng ta sẽ xem được chính xác hàng tháng có bao nhiêu lượt truy cập. Hãy nạp chút phí vào dù rất ít là ta có thể xem được.
6. Screaming Frog
Screaming Frog là phần mềm rất được ưa thích bởi các chuyên gia SEO cứng. Screaming Frog được đánh giá là Tool khá mạnh mẽ trong trong việc phân tích, audit wesite. Screaming Frog quét toàn website và trả về kết quả để chúng ta có thể chỉnh sửa.
Tính năng của Screaming Frog:
- Thống kê các link trùng lặp nội dung
- Thống kê các link bị lỗi SEO
- Phân tích SEO theo từng link để giúp quản trị viên dễ dạng chỉnh sửa.
- Xuất kế quả ra excel để chúng ta xem và dễ dàng trong quản lý chỉnh sửa.
Nhược điểm của phần mềm là cần một máy có cấu hình khỏe để chạy.
7. Công cụ phân tích Seoquake
Seoquake là phần mềm rất phổ biến trong giới làm SEO, nó có thể giúp người mới và quản trị nội dung có thể xem và đánh giá được ngay trên trình duyệt website.
SEOquacke có những tính năng:
- Phân tích, đánh giá SEO của một URL
- Đưa ra các chuẩn SEO đã đạt, chưa đạt của mỗi page. Từ đó có hướng khắc phục
- Đưa ra danh sách các từ khóa trong page
Để hiểu các “thuật ngữ” trong bản phân tích kết quả của SEO, chúng ta nên có kiến thức chuyên môn sâu sắc hơn về SEO.
Seoquake là công cụ phân tích SEO rất phổ biến
8. Công cụ Google Trend
Google trend cung cấp những từ khóa đang hot nhất tại thời điểm hiện tại hoặc thời điểm đã qua. Từ kết quả này chúng ta có thể làm các chủ đề theo trend rất dễ có lượng truy cập cao. Đặc biệt ngành báo chí.
9. Ahrefs
Ahrefs có lẽ vẫn là công cụ MẠNH MẼ NHẤT đối với một SEOer chuyên nghiệp. Bởi nó cung cấp gần như khá toàn diện những vấn đề như phân tích từ khóa, phân tích đối thủ bao gồm: backlink về website, backlink nội bộ website, Domain trỏ về web, thứ hạng website…
Các chức năng chính của Ahrefs:
Site Explorer: Kiểm tra Backlink website, backlink nội bộ website. Tính năng này rất hữu ích trong việc phân tích đối thủ. Từ đó ước lượng được kế hoạch công việc mình sẽ làm
Position Explorer: Kiểm tra thứ hạng từ khóa của một website, đặc biệt là của đối thủ.
Content Explorer: Kiểm tra xem nội dung nào được chia sẻ nhiều nhất
Keywords Explorer: Gợi ý danh sách các từ khóa liên quan
Ahrefs có cung cấp bản dùng thử nhưng nếu muốn phân tích chuyên sâu, được hãy sử dụng bản trả phí để sử dụng được đầy đủ các tính năng mạnh mẽ của nó
10. Kiểm tra trùng lặp nội dung Copyscape hoặc SEOTOBO
Google không “thích” việc trùng lặp nội dung bởi nó không đem lại giá trị cho người dùng. Các website có nội dung trùng lặp sẽ được đánh giá thấp. Càng nhiều nội dung trùng lặp, có thể website sẽ bị google phạt.
Do vậy, kiểm tra trùng lặp nội dung rất quan trọng với làm nội dung cho website, đặc biệt với quản lý. Bởi nhân viên làm trùng lặp có thể quản lý không quản lý được.
Các tool kiểm tra trùng lặp nội dung như như Copyscape hoặc SEOTOBO sẽ giúp ích trong việc kiểm tra chất lượng nội dung website. Riêng SEOTOBO còn khá nhiều tính năng khác các mà SEOer có thể trải nghiệm
11. SEMRush
SEMRush được coi là công cụ mạnh mẽ thứ 2 sau ahrefs với khá nhiều tính năng tương đồng (Chỉ số có lệch nhau chút, Các SEOer vẫn tin dùng hoặc quen dùng Ahrefs nhiều hơn). Tuy nhiên hệ nay AHREFS gần đây đã thay đổi cách thu phí, chi phí phải trả cho mọt dự án rất lớn khiến SEOer đang dịch chuyển qua dùng SEMRush.
12. Keywordtool.io
Keywordtool cũng là công cụ phân tích, tìm kiếm từ khóa khá chuyên sâu. Đây cũng là một trong những công cụ ưa thích của SEOer khi lên kế hoạch từ khóa. Keywordtool có thể phân tích theo rất nhiều máy chủ tìm kiếm riêng như: Google, bing, youtube, ebay, amazon, twitter, instagram.
Hiện nay sai số của các tool là khá lớn. Tool chính xác nhất vấn là Google keyword Planner. Do vạy, các SEOer chuyên làm agency cần các kết quả chính xác thì nên:
- Sử dụng sử dụng Google keyword Planner để phân tích lượng truy cập.
- Nếu dùng các tool khác thì nên đưa vào chỉ số “sai lệch” cao hơn chút để tránh rủi ro.
13. Công cụ gợi ý từ khóa Answerthepublic.com
Một bộ công cụ gợi ý từ khóa nữa cũng rất ưa chuộng, đặc biệt cho nội dung là Answerthepublic.com. Answerthepublic.com có giao diện khá độc đáo, và có hướng phân tích riêng từ khóa theo: Dạng câu hỏi, theo dạng chữ cái. Tool này có thể dùng để bổ sung thêm từ khóa cho các tool trên.
Tuy nhiên nó chưa đáp ứng được vấn đề chiều sâu như traffic, độ cạnh tranh, độ khó của từ khóa.
14. Robots.txt Generator
Robots.txt là một file trên website mà các SEOer ai cũng biết. Nó có nhiệm vụ điều dẫn bot của các máy tìm kiếm như google, bing… trong việc thu thập nội dung trên website. Các tính năng như:
- Cung cấp đường dẫn sitemap
- Đâu là thư mục được phép crawl, thư mục không
- Những đường link không được crawl
Và công cụ Robots.txt Generator giúp sinh ra một file cho bạn ngay tức khắc nếu bạn chưa rõ về mặt kỹ thuật.
15. XML Sitemaps
XML sitemap là gì?
- Đây là một file chứa danh sách các URL trên website. Từ danh sách này, các máy chủ tìm kiếm có thể dễ dàng crawl website.
Công cụ XML sitemap là gì?
Công cụ XML Sitemaps sẽ sinh ra file sitemap.xml dưới nhiều định dạng. Nguyên tắc hoạt động của công cụ này là quét website của bạn để sinh ra.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi không nên dùng cách này vì nó khá bị động. Không thể realtime hoặc giải quyết cho bài toán lớn được. Thậm chí quét nhiều server của chúng ta còn bị ảnh hưởng.
Do đó, nên để Sitemap nên do kỹ thuật viết sinh ra là chuẩn nhất.
16. Schema Creator
Schema là gì?
- Schema là những thẻ HTML hoặc mã javascript dùng để đánh dấu cấu trúc dữ liệu theo từng chức năng. Ví dụ như dữ liệu cho tin tức, dữ liệu cho sản phẩm, dữ liệu cho bình luận… Từ đó google nhận diện được xem dữ liệu đó, có “chức năng” gì, thuộc nhóm nào. Đây là dữ liệu khá quan trọng cho SEO.
Schema Creator là gì?
Schema Creator là một công cụ hỗ trợ sinh schema cho website chỉ vài phút.
Tuy nhiên, để chính xác thì Schema nên hỗ trợ khai báo các cấu trúc dùng một lần như: map, Organization… Còn lại chi tiết như sản phẩm, tin tức thì cần phải code sinh tự động theo từng bài.
17. Spineditor
Đây là công cụ tạo nội dung tự động từ bài viết có sẵn. Nguyên lý là dùng các từ đồng dạng, câu đồng dạng để thay đổi nội dung, vượt qua kiểm soát “trùng lặp nội dung” của google. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá vì ngữ nghĩa chưa sát.
18. SERP Simulator
Hiện nay hầu hết SEOer hoặc các tool đang giới hạn độ dài của các thẻ Title và Meta Description bằng số ký tự.
Ví dụ như Title giới hạn 60 ký tự.
Tuy nhiên chính xác là google giới hạn bằng độ dài kích thước chiều ngang của cụm từ, tính theo Pixel. Do đó, công cụ SERP Simulator ra đời sẽ giúp ta tính toán toán độ dài kích thước chính xác hơn, sát với chuẩn của google nhất.
19. Google Mobile Friendly Test
70-80% khách hàng truy cập website từ Mobile. Do đó, đây là công cụ cũng rất hữu ích của google giúp kiểm tra sự thân thiện của website trên mobile.